• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Chuyên trang xây dựng Việt Nam
Chuyên trang xây dựng Việt Nam
  • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Nội thất
    • Thiết kế
    • Video
    • Gallery
No Result
View All Result
Chuyên trang xây dựng Việt nam
No Result
View All Result
Home thiết kế nội thất
so sánh cửa thang máy mở tay

so sánh cửa thang máy mở tay

So sánh cửa thang máy mở tay khác gì với cửa thang máy tự động?

Minh Châu by Minh Châu
07/12/2020
in thiết kế nội thất
0
607
SHARES
2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên TwitterChia sẻ trên LinkedinChia sẻ trên Pinterest

Trong các tòa nhà hiện nay, thang máy đang dần trở thành một vật dụng không thể thiếu. Và trước khi lựa chọn lắp đặt thiết bị này, bạn cần hiểu rõ về các loại cửa thang máy cũng như đặc điểm của từng loại, để từ đó đưa ra sự lựa chọn đúng đắn Hãy cùng chúng tôi so sánh hai loại: cửa mở tay và cửa tự động đang phổ biến trên thị trường trong bài viết dưới đây.

1. Các loại cửa thang máy

Có thể nói, cửa cầu thang máy là một trong những bộ phận phải hoạt động liên tục, có vai trò quyết định đối với sự an toàn của người sử dụng. Có hai loại cửa thang máy phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay là: cửamở tay và cửa tự động

1.1 Dạng cửa thang mở tay

Dạng cửa mở tay
Dạng cửa mở tay

Cửa thang mở bằng tay có thiết kế như một cánh cửa thông phòng trong các gia đình hiện nay. Khi người sử dụng muốn bước vào hay ra khỏi thang máy cần dùng tay để đóng mở cánh cửa này.

1.2. Dạng cửa thang tự động

Cửa thang máy tự động
Cửa thang máy tự động

Cửa thang máy tự động là loại cửa có thể tự động đóng và mở ra khi có người vào trong hoặc ra ngoài thang máy nhờ các nút nhấn vô cùng đơn giản. Khi đến mỗi tầng được chọn nhất định, sẽ tự động mở ra và đóng lại sau khi hệ thống cảm biến xác nhận không còn người di chuyển.

2. So sánh 2 loại cửa thang máy phổ biến nhất hiện nay

Nếu bạn đang muốn lắp đặt thang máy và không biết nên lựa chọn loại cửa mở tay hay tự động? Khi so sánh hai loại cửa trên, bạn cần cần nhắc 5 yếu tố chính về: độ tiện dụng, diện tích sử dụng, vật liệu làm cửa, an toàn và chi phí; từ đó rút ra những ưu nhược điểm riêng.

2.1 Cửa thang mở tay:

so sánh cửa thang máy mở tay
so sánh cửa thang máy mở tay

Công trình thang máy sử dụng sản phẩm cửa mở tay

  • Độ tiện dụng: Cửa mở tay không được đánh giá cao ở độ tiện dụng. Bởi trong trường hợp người sử dụng đang cầm theo nhiều đồ vặt bằng tay, sẽ rất bất tiện khi đóng mở cánh cửa. 
  • Diện tích sử dụng: Nếu không gian dành cho thang của bạn không nhiều, thì loại cửa mở tay là sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi thiết kế cánh cửa mở ra sẽ giúp tiết kiệm phần lớn diện tích dấu phần cánh cửa khi mở ra. 
  • Vật liệu làm cửa: ử dụng hai vật liệu chính là kính cường lực và inox. Toàn bộ bề mặt cửa kính cường lực giúp người sử dụng có thể thấy rõ khung cảnh bên ngoài, từ đó biết được chính xác thang đã về bằng tầng nhà hay chưa. Bên cạnh đó, cửa còn được bao quanh bằng viền inox, không chỉ giúp đảm bảo độ chắc chắn mà còn làm tăng tính thẩm mĩ. 
  • Mức độ an toàn: Trong cấu tạo, mở tay có hai bộ phận là chốt an toàn và tiếp điểm an toàn. Khi cửa vẫn còn mở hoặc chưa được đóng chặt, tiếp điểm an toàn sẽ giúp cho thang không hoạt động dù đã được ấn nút chọn tầng. Bên cạnh đó, chốt an toàn được lắp đặt sẵn tại mỗi tầng khiến cửa chỉ có thể mở ra khi đã dừng lại đúng vị trí. Nhờ vậy, bạn có thể yên tâm về mức độ an toàn của loại cửa trên. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, các bộ phận trên có thể gặp trục trặc, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Chi phí lắp đặt: Hiện nay trên thị trường, loại thang sử dụng cửa mở tay có mức giá lắp đặt khá hợp lí, phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của hầu hết các hộ gia đình. Với một thang máy 5 tầng, người sử dụng chỉ cần bỏ ra khoảng 300 triệu đồng. Và mức giá này sẽ có sự dao động tùy theo số lượng tầng và diện tích thang máy.

2.2 Cửa thang máy tự động:

đặc điểm của thang máy tự động
đặc điểm của thang máy tự động

Đặc điểm của cửa thang máy tự động

  • Độ tiện dụng: Sản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các tòa nhà, nhà hàng, khách sạn,… và hộ gia đình hiện nay bởi độ tiện dụng cao. Chế độ đóng mở thông minh chỉ bằng một nút bấm đơn giản, chắc chắn sẽ mang lại sự tiện nghi và cảm giác thoải mái cho bạn.
  • Diện tích sử dụng: Đối với loại cửa tự động, trong quá trình thiết kế bạn cần dành một khoảng không gian đủ rộng cho cánh cửa mỗi khi mở ra. Trung bình, diện tích hố thang thông thủy phải gấp 1,5 lần so với kích thước của cabin.
  • Vật liệu làm cửa: Đa số các loại cửa tự động hiện nay đều có vật liệu là inox cao cấp. Bên cạnh đó, trong một số công trình, cửa còn có thể được làm hoàn toàn bằng kính cường lực, giúp người sử dụng có thể thu trọn khung cảnh từ trên cao.
  • Mức độ an toàn: Mang tính an toàn cao. Bởi với chế độ tự động thông minh, cửa sẽ chỉ mở ra khi cabin thang máy đã hoàn toàn dừng lại ở một tầng nhất định. Không chỉ vậy, trong trường hợp có người đang di chuyển ra vào thang máy, bộ cảm biến sẽ giúp giữ cửa mở, hạn chế được tối đa các tai nạn do kẹp cửa gây ra.   
  • Chi phí lắp đặt: So với loại cửa mở tay, cửa tự động có mức giá không chênh lệch nhiều. Đối với thang máy có từ 4 – 7 tầng, mức chi phí đưa ra rơi vào khoảng 300 – 400 triệu đồng, dựa trên số lượng tầng và diện tích cụ thể của từng công trình.

3. Nên chọn dạng cửa mở tay hay dạng cửa tự động

Tuỳ vào từng mục đích sử dụng cụ thể khác nhau mà bạn nên lựa chọn loại cửa thang máy mở tay hay tự động sao cho phù hợp. 

3.1 Trường hợp chọn cửa thang máy mở tay

Đối với các hộ gia đình, cửa mở tay chính là sự lựa chọn hoàn hảo bởi loại cửa này có tính thẩm mĩ cao. Người sử dụng có thể lựa chọn các thiết kế cửa đa dạng khác nhau từ kiểu dáng cho tới màu sắc, phù hợp với phong cách và sở thích của bản thân. Bên cạnh đó, cửa mở tay không yêu cầu kích thước giếng thang quá rộng. Do đó, bạn có thể dễ dàng lắp bổ sung thang máy trong không gian căn nhà của mình.

3.2 Trường hợp chọn cửa thang máy tự động

Trong các công trình công cộng như: nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng, trường học,… thì khối lượng trọng tải vận chuyển là rất lớn. Chính vì vậy, cửa thang máy tự động với thiết kế đóng mở và cảm biến an toàn thông minh, có trọng tải lên tới hơn 1000kg (tương tương khoảng 14 – 15 người /lượt) là hoàn toàn phù hợp. 

Qua những chia sẻ trên, chắc chắn mỗi chúng ta đều hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như ưu nhược điểm của hai loại cửa thang máy mở tay và cửa thang máy tự động. Từ đó, bạn có thể lựa chọn cho mình thiết bị phù hợp nhất để hoàn thiện không gian sống của bản thân mình.

Previous Post

2 xu hướng hoàn thiện cabin thang máy vừa đẹp vừa tiết kiệm

Next Post

3 ứng dụng tuyệt vời của sàn nhựa trong ngôi nhà hiện đại

Minh Châu

Minh Châu

Next Post
Sàn nhựa ngôi nhà

3 ứng dụng tuyệt vời của sàn nhựa trong ngôi nhà hiện đại

Sàn lát đá là gì ?

Sử Dụng Nền Lát Đá Trang Trí Cho Mái Ấm Thêm Đẹp

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Được ưa thích

  • Quy luật về điểm nhấn thiết kế nội thất

    6 kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất ai cũng phải biết

    614 shares
    Share 246 Tweet 154
  • Những loại nội thất thông minh được ưa chuộng nhất năm 2020

    612 shares
    Share 245 Tweet 153
  • Sơn tĩnh điện và những ứng dụng trong nội thất gia đình

    609 shares
    Share 244 Tweet 152
  • Sử dụng vách kính cường lực cho thang máy có tốt không?

    609 shares
    Share 244 Tweet 152
  • Nội thất nhà đẹp thông minh tiện ích

    609 shares
    Share 244 Tweet 152
Facebook Twitter Youtube Vimeo Instagram

CHUYÊN TRANG XÂY DỰNG VIỆT NAM

Nơi tổng hợp các xu hướng thiết kế nội thất mới nhất, các phong cách thiết kế nhà ở, các món đồ nội thất đang được ưa chuộng và có thể trở thành xu hướng mới trong tương lai

CHUYÊN MỤC

  • Nội thất
  • thiết kế nội thất

RSS RSS

  • Sử Dụng Nền Lát Đá Trang Trí Cho Mái Ấm Thêm Đẹp 08/12/2020
  • 3 ứng dụng tuyệt vời của sàn nhựa trong ngôi nhà hiện đại 08/12/2020
  • So sánh cửa thang máy mở tay khác gì với cửa thang máy tự động? 07/12/2020

© 2020 Nội dung đã được đăng ký bản quyền

No Result
View All Result
  • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Nội thất
    • Thiết kế
    • Video
    • Gallery

© 2020 Nội dung đã được đăng ký bản quyền