• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Chuyên trang xây dựng Việt Nam
Chuyên trang xây dựng Việt Nam
  • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Nội thất
    • Thiết kế
    • Video
    • Gallery
No Result
View All Result
Chuyên trang xây dựng Việt nam
No Result
View All Result
Home Nội thất
Sơn tĩnh điện là gì ?

Sơn tĩnh điện là gì ?

Sơn tĩnh điện và những ứng dụng trong nội thất gia đình

Minh Châu by Minh Châu
01/12/2020
in Nội thất, thiết kế nội thất
0
609
SHARES
2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên TwitterChia sẻ trên LinkedinChia sẻ trên Pinterest

Càng ngày nhu cầu hoàn thiện, làm đẹp cho ngôi nhà của con người càng cao kéo theo nhiều lựa chọn phong phú. Trong đó, nội thất sơn tĩnh điện đang nổi lên như một phong cách trang trí cực kì ấn tượng, được nhiều yêu thích. Vậy sơn tĩnh điện được ứng dụng vào những món đồ nội thất như thế nào, hãy đọc bài viết này để cùng tìm hiểu nhé.

  1. Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện được coi là công nghệ phun sơn hiện đạt nhất ở thời điểm hiện tại. Công nghệ này áp dụng nguyên lý của dòng điện để nâng cao độ bám dính và đều màu cho bề mặt sơn. 

Điểm đặc biệt là sơn tĩnh điện chỉ áp dụng được với các vật liệu bằng kim loại (mang điện tích âm). Khi đó, các phân tử sơn mang trong mình điện tích dương dễ dàng gắn cực kì chắc và đều lên bề mặt. Lớp sơn này còn có tác dụng cách điện rất tốt nên đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.

Sơn tĩnh điện có độ bóng, bền và vẻ ngoài rất ấn tượng nên được rất nhiều gia chủ lựa chọn để trang trí bên ngoài cho những món đồ nội thất trong gia đình, tiêu biểu như: bàn ăn sơn tĩnh điện, ghế ngồi sơn tĩnh điện, những kệ, vách,…

Sơn tĩnh điện là gì ?
Sơn tĩnh điện là gì ?

Vật liệu sơn tĩnh điện được ứng dụng rất nhiều trong ngành xây dựng và thiết kế nội thất

  1. Những ứng dụng của sơn tĩnh điện trong nội thất phổ biến nhất

Có rất nhiều kim loại có thể kết hợp với sơn tĩnh điện để nâng cao chất lượng nhưng người dùng có xu hướng “ưa chuộng” 3 loại vật liệu “cơ bản” là sắt sơn tĩnh điện, nhôm sơn tĩnh điện và inox sơn tĩnh điện hơn cả.

2.1 Sắt sơn tĩnh điện 

Sắt sơn tĩnh điện là vật liệu lõi sắt và được phủ một lớp sơn ở bên ngoài. Đây là một trong những loại vật liệu phổ biến trong cả lĩnh vực xây dựng và trang trí nội thất.

Sắt sơn tĩnh điện thường được sử dụng để sản xuất những mẫu bàn, ghế trong nhà ăn hoặc dùng ở ngoài trời. Những vật dụng này có thiết kế, mẫu mã cực kỳ đa dạng,  độ bền bỉ, chắc chắn đáng nể và rất an toàn.

bàn ăn chân sắt sơn tĩnh điện
bàn ăn chân sắt sơn tĩnh điện

2.2 Nhôm sơn tĩnh điện 

Sử dụng nhôm sơn tĩnh điện thay thế các vật liệu truyền thống như gỗ tự nhiên, sắt nguyên bản hay nhựa,… đang là xu hướng được rất nhiều chủ nhà yêu thích bởi ưu điểm nổi trội của loại vật liệu này. Với lõi nhôm chắc, nhẹ, bền ở bên trong và lớp sơn mỏng, đẹp, siêu bám ở bên ngoài, các tấm nhôm sơn tĩnh điện không những đáp ứng được  những yêu cầu thẩm mỹ khắt khe mà còn mang đến chất lượng hoàn hảo.

Nhôm sơn tĩnh điện được ứng dụng rất nhiều trong việc sản xuất cửa để hoàn thiện nội thất cho công trình. 

nhôm sơn tĩnh điện trang trí ngôi nhà
nhôm sơn tĩnh điện trang trí ngôi nhà

2.3 Inox sơn tĩnh điện

Inox hay còn được gọi là thép không gỉ là một hợp kim cực bền, được các nhà thầu xây dựng rất quan tâm. Khi tấm inox được phủ một lớn sơn tĩnh điện, hình thức và chất lượng của sản phẩm được nâng lên rất nhiều, vì thế nó trở thành một trong những loại vật liệu yêu thích nhất ở thời điểm hiện tại. 

Cửa inox sơn tĩnh điện, cổng inox sơn tĩnh điện, giá đựng, kệ inox sơn tĩnh điện,…là những sản phẩm được người dùng tin tưởng lựa chọn nhằm tô điểm thêm cho ngôi nhà của mình. Sự xuất hiện của những đồ vật, thiết bị bằng inox sơn tĩnh điện mang đến cho không gian diện mạo mới mẻ, độc đáo và “chất” hơn.

Cổng nhà làm từ inox sơn tĩnh điện
Cổng nhà làm từ inox sơn tĩnh điện
  1. Ưu điểm và hạn chế của các loại vật liệu sơn tĩnh điện

3.1 Ưu điểm

  • Lớp sơn đều màu, mượt, mịn: Sử dụng nguyên lý điện tử, công nghệ sơn tĩnh điện giúp các phân tử sơn được phân bổ đều, bám dính siêu chắc vào chất liệu. Nhờ đó, hình thức của chúng trở nên đẹp hơn, đồng thời giữ được lâu, nâng cao tuổi tho.
  • Nhiều màu sắc, mẫu mã: kim loại sơn tĩnh điện là vật liệu bền, dẻo dai và có thể ghép, uốn thành nhiều kiểu dáng khác nhau, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Không những vậy, lớp sơn phủ bên ngoài còn có thể dùng nhiều màu sắc bắt mắt khác nhau như: trắng, đen, xám, vàng, đỏ,…
  • Bền hơn: Kim loại vốn đã rất bền nhưng khi tiếp xúc với các tác động từ môi trường, chúng rất dễ han gỉ. Khi được phủ lớp sơn tĩnh điện bên ngoài, các tấm kim loại được bảo vệ tốt hơn, từ đó giữ nguyên được chất lượng vốn có, bền bỉ theo thời gian.
  • Cách nhiệt và cách ấm tốt hơn những công nghệ sơn thông thường.
  • Cách điện tốt: lớp sơn tĩnh điện này dẫn điện rất kém nên người dùng hoàn toàn yên tâm sử dụng, không lo xảy ra các sự cố nguy hiểm.
  • Chống trầy xước, va đập: Lớp sơn bao phủ bên ngoài giúp kim loại giảm được những vết xước xát không đáng có do những tác động, ngoại lực từ con người hoặc môi trường. Nhờ đó, vật liệu không bị cong vênh, lõm hay lồi gây mất thẩm mỹ.
  • Dễ dàng lau chùi. các loại vật liệu sơn tĩnh điện có đặt tính nhẵn bóng, trơn mịn nên không hề bám bụi. Nhờ đó, việc vệ sinh cửa, thang máy hay các đồ dùng trong nhà sẽ nhanh chóng và cực kỳ thuận tiện chỉ với một vài thao tác.
  • Tiết kiệm chi phí: So với vật liệu hoàn thiện nội thất truyền thông là gỗ tự nhiên, kim loại sơn tĩnh điện không những bền và đa dạng về mẫu mã mà còn rẻ hơn rất nhiều. Gia chủ có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư lớn mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình.

3.2 Nhược điểm

  • Có thể bị bong tróc theo mảng: Sơn tĩnh điện có kết cấu bền chắc rất khó phá vỡ hoặc làm tổn thương. Tuy nhiên khi bị tác động quá mạnh hoặc xuất hiện bất cứ vết xước nào khác, kết cấu toàn bộ lớp sơn bị phá vỡ, những mảng sơn lớn vì thế mà sẽ bong tróc theo. Tình trạng này gây nên những hình ảnh loang lổ rất mất thẩm mỹ, làm người dùng khó chịu.
  • Han gỉ: Khi lớp sơn bị mất đi, kim loại phải trực tiếp đối mặt với những tác động môi trường. Lúc này, các vật liệu có thể tạo  ra các phản ứng hóa học, gây oxy hóa, ăn mòn hoặc rỉ sét.

Vật liệu sơn tĩnh điện hiện là lựa chọn được rất nhiều người tin tưởng để hoàn thiện không gian sống cho mình. Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp và thi công sản phẩm sơn tĩnh điện nội thất nên việc chọn lựa một đối tác phù hợp và đáng tin cậy không phải điều dễ dàng. Chính vì vậy, khách hàng cần thực sự sáng suốt để có thể không rơi vào tình cảnh “tiền mất – tật mang”.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn, đặt hàng thiết bị sơn tĩnh điện ở đâu, hãy liên hệ ngay với Chuyên trang xây dựng Việt Nam nhé. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xây dựng và nội thất, chúng tôi tự tin có thể đem đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, có ngoại hình hoàn hảo.

Previous Post

Tìm hiểu xu hướng nội thất inox mạ vàng “sang chảnh”

Next Post

Sử dụng vách kính cường lực cho thang máy có tốt không?

Minh Châu

Minh Châu

Next Post
Vách kính cường lực 12mm

Sử dụng vách kính cường lực cho thang máy có tốt không?

Vách ngăn nhựa dùng để làm gì ?

ƯU ĐIỂM GIÚP VÁCH NHỰA TRỞ NÊN ĐƯỢC YÊU THÍCH

nghiên cứu thiết kế phong cách ngôi nhà

5 điểm cần lưu ý khi thiết kế nhà có thang máy

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Được ưa thích

  • Quy luật về điểm nhấn thiết kế nội thất

    6 kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất ai cũng phải biết

    614 shares
    Share 246 Tweet 154
  • Những loại nội thất thông minh được ưa chuộng nhất năm 2020

    612 shares
    Share 245 Tweet 153
  • Sơn tĩnh điện và những ứng dụng trong nội thất gia đình

    609 shares
    Share 244 Tweet 152
  • Sử dụng vách kính cường lực cho thang máy có tốt không?

    609 shares
    Share 244 Tweet 152
  • Nội thất nhà đẹp thông minh tiện ích

    609 shares
    Share 244 Tweet 152
Facebook Twitter Youtube Vimeo Instagram

CHUYÊN TRANG XÂY DỰNG VIỆT NAM

Nơi tổng hợp các xu hướng thiết kế nội thất mới nhất, các phong cách thiết kế nhà ở, các món đồ nội thất đang được ưa chuộng và có thể trở thành xu hướng mới trong tương lai

CHUYÊN MỤC

  • Nội thất
  • thiết kế nội thất

RSS RSS

  • Sử Dụng Nền Lát Đá Trang Trí Cho Mái Ấm Thêm Đẹp 08/12/2020
  • 3 ứng dụng tuyệt vời của sàn nhựa trong ngôi nhà hiện đại 08/12/2020
  • So sánh cửa thang máy mở tay khác gì với cửa thang máy tự động? 07/12/2020

© 2020 Nội dung đã được đăng ký bản quyền

No Result
View All Result
  • Trang chủ
    • Trang chủ
    • Nội thất
    • Thiết kế
    • Video
    • Gallery

© 2020 Nội dung đã được đăng ký bản quyền